Giống Táo Đại Mật

1 / 6
Giá bán: Liên hệ


Số lượng:
  • Giống Táo Đại Mật

  • Mã sản phẩm: TDM
  • Trạng thái: Còn hàng

Táo Đại Mật được nhập từ Đài Loan vào Việt Nam để trồng và nhân giống mới đây.  Đây là giống táo xanh cho quả to hơn  giống táo đại  cũ và ăn rất ngọt, không bị nhớt khi ăn xanh

 

Liên hệ ngay để được giá tốt:

0985.70.89.81 - 0974.36.68.69

 

Táo Đại Mật  thích nghi được tốt với điều kiện khí hậu của Việt Nam. 

Yêu cầu sinh trưởng:

  • Khí hậu: nhiệt độ thích hợp từ 22 - 32 độ C. Cây có khả năng chịu hạn và chịu úng khá do bộ rễ của cây phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Sức chịu gió bão khá. 
  • Đất: Có thể trồng trên cả đất chua, đất mặn, đất sét hoặc đất cát. Nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia thì táo Đại Mật phát triển tốt nhất trên đất thịt pha cát.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc táo Đại Mật

Chọn giống Táo Đại Mật 

Giống Táo Đại Mật  được bán nhiều trên thị trường, nhưng bà con nên mua ở cá địa chỉ uy tín. Cây táo giống có loại trồng bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, ghép cành, chiết cành. Nhưng các chuyên gia khuyên nên chọn cây giống ghép cành sẽ có sức sống tốt hơn, sinh trưởng mạnh, sai quả nhiều, tuổi thọ lâu hơn. 

 Thời vụ và mật độ trồng 

  • Thời vụ:

Giống Táo Đại Mật  thích hợp trồng vào mùa xuân, miền Bắc trồng từ tháng 2 - 4 hàng năm. Miền Nam thường trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 5 - 6.

Trồng cây vào đầu năm thì cuối năm đã bắt đầu được thu lứa quả đầu tiên. 

Nếu cây chiết cành hoặc ghép cành ươm trong bầu khỏe mạnh thì bà con có thể trồng vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm. 

Mật độ:

Vùng đất đồi núi, đất xấu thường trồng với mật độ cây cách cây 3 - 4m, hàng cách hàng từ 5 - 6m tương đương với 500 - 600 cây/ha.

Vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, độ ẩm đủ có thể trồng với khoảng cách 3m để cây không tranh nguồn dinh dưỡng. 

  • Làm đất 

Đất trồng nên được đánh kỹ, tơi xốp, đào thành hố có kích thước 50 x 50 x 50cm. Một số vùng đất trũng nước thì nên lên thành các luống đất cao 30 - 40cm, bề mặt rộng 60 - 80cm, có hệ thống tưới tiêu ổn định.

Bón lót: Phần đất mặt đào lên đem 1 phần trộn với 15 - 30kg phân chuồng ủ hoai mục + 0,3 - 0,5kg phân super lân + 0,5 - 1kg vôi bột (lượng phân dùng cho 1 hố). Bón lót xuống hố đất đã đào trước đó, nên chuẩn bị hố trồng trước 1 tháng. 

Hướng dẫn cách trồng cây Táo Đại Mật 

Đặt bầu cây thẳng hoặc hơi nghiêng ở giữa hố đất, đặt khéo để cành ghép đứng thẳng, mặt bầu mang với miệng hố. Lấp đất kín thành một ụ cao từ 2 - 3cm, dùng tay nén nhẹ xung quanh, phủ rơm rạ, cỏ khô xung quanh gốc sau đó tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây. 

Cách chăm sóc Táo Đại Mật 
  • Tưới nước

Thời gian đầu mới trồng, bạn tưới 1 ngày/lần vào sáng sớm hoặc chiều tối. Sau 1 tháng cây đã bén rễ, chỉ cần tưới 2 - 3 ngày/lần. Thời gian này có thể kết hợp tưới nước phân chuồng pha loãng hoặc phân đạm ure pha loãng với nước nồng độ 1%. Tưới 1 lần/tuần trong thời gian từ 1 - 2 tháng kế tiếp. 

Táo Thái Lan là giống táo ưa nước, nếu cây bị khô lâu, thiếu nước thì quả sẽ nhỏ và chát, chất lượng kém 

  • Bón phân

Sau 1 tháng trồng, để cây phát triển tốt, bà con bắt đầu bón thúc định kỳ cho cây sinh trưởng và phát triển. 

Sử dụng phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE bón mỗi lần từ 0,2-1,5kg/gốc tùy vào năm tuổi của cây. Chia phân bón thành các lần khác nhau, cụ thể:

  • Lần 1: Bón phân sau thời kỳ đốn gốc táo. Dùng 10 - 20kg phân chuồng ủ hoai mục + 1kg/gốc phân NPK Sitto Phat 16 -16 -8 -15SiO2 + TE.  Bón phân kết hợp phun bón lá NANO-S liều lượng 30ml/bình 16 lít nước để cây phát triển cành, tán sau khi đốn. 
  • Lần 2: Bón phân khi hoa bắt đầu nở rộ. Sử dụng 1 - 1,5kg/cây phân NPK Sitto Phat 16 -16 -8 -15SiO2 + TE để bón. Kết hợp phun bón lá Amino Kyto (Thần Nông 888) liều lượng 30ml/bình 16 lít nước để phun đều lên mặt lá, kích thích hoa nở, tăng hệ miễn dịch chống sâu bệnh gây hại, hạn chế tối đa hoa bị rụng và nấm. Có thể phun bón là định kỳ 7 ngày/lần. 
  • Lần thứ 3: Bón vào thời điểm bắt đầu đậu quả xong, bón thúc để nuôi trái. Sử dụng 1 1,5kg/cây phân NPK Sitto Phat 16 -16 -8 -15SiO2 + TE để bón. Kết hợp phun bón lá  Caciul-Boron liều lượng 30ml và Vita Plant 20gr cho bình 16 lít nước. Phun đều lên trên mặt lá để tăng khả năng thụ phấn, nuôi quả. Phun định kỳ 7 ngày/lần.

Ngoài ra, với vùng đất xấu, cằn, hàng năm bà con có thể bổ sung thêm 0,2 - 0,5kg phân ure + 0,1 - 0,3kg phân super lân + 0,2 - 0,3kg phân kali. Bón chủ yếu vào thời kỳ sau khi thu hoạch - đốn cây và thời kỳ cây bắt đầu ra hoa. Lưu ý, thời kỳ sau khi đốn cây thì bón tăng lượng đạm, giảm kali, thời kỳ bắt đầu ra hoa, đậu quả thì bón tăng kali, giảm đạm để tránh làm ảnh hưởng đến năng suất trái. 

Cách bón phân: Với phân tổng hợp NPK, dùng cuốc xới xung quanh gốc theo chiều phát triển của tán cây, cách gốc từ 5 - 10cm. Với phân chuồng ủ hoai mục có thể rải xung quanh theo tán cây để kích thích rễ mọc ngang, hấp thu dinh dưỡng.

Sau khi bón phân, đất sẽ khô, bà con cần tưới nước ngay để cấp ẩm cho cây, đồng thời giúp phân mau tan để rễ có thể hấp thụ tối đa dưỡng chất.

Bón phân kết hợp với các kỹ thuật xới xáo, làm sạch cỏ dại, tụ gốc để giữ ẩm, ngăn chặn mầm bệnh phá hoại, tránh các loại cỏ dại tranh giành nguồn dinh dưỡng. 

  • Đốn cây 

Trong kỹ thuật trồng cây Táo Đại Mật , muốn ra nhiều quả, cây có tuổi thọ lâu, không bị già, cằn cỗi, bà con cần nắm chắc kỹ thuật đốn cây. 

Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại. Có 2 biện pháp đốn: đốn phớt và đốn đau.

Đốn phớt:

Đốn hàng năm sau thời kỳ thu hoạch quả. Ở miền Bắc nên đốn vào tháng 2 - 3. Ở miền Nam có thể đốn 2 lần vào tháng 1  -2 và tháng 6 - 7 để cây cho thu hoạch 2 vụ vào tháng 4 - 5 và 11 - 12. 

Cắt tỉa các cành đã cho quả trước đó, cành già, cành bị sâu bệnh, chỉ để lại 1 đoạn cách thân từ 20 - 30cm. Sang xuân, những cành bị đốn này sẽ ra các tán mới và tiếp tục cho quả vào năm sau. Tuy nhiên, nếu từ cành đó ra quá nhiều mầm thì bà con cũng nên tỉa bớt, chỉ để lại vài mầm khỏe nhất, phân bố đều trên tán cây.

Đốn đau:

Đốn đau sẽ tiến hành vào thời điểm cây còn nhỏ, 2 - 3 năm tuổi và cây đã lớn. 

Với cây nhỏ 2 - 3 năm tuổi, tiến hành cắt cụt hết tất cả các cành, chỉ để lại gốc và 2 - 3 thân chính. Các cành này sẽ tiếp tục cho ra tán cấp 1, cấp 2, cấp 3.

Với cây đã lớn, tán quá rộng, cũng tiến hành cắt cụt cành, cắt một đoạn trên của thân chính để cây thấp lại, thoáng và gọn gàng hơn, dễ chăm sóc, cho nhiều trái. 

Tuy nhiên chỉ tiến hành đốn đau khi thực sự thấy cần thiết. 

Sau mỗi lần đốn cây cần bón thúc phân để cây nhanh nảy chồi, ra cành mới. 

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến

Thu Hiền

Call: 0974.36.68.69

Tư vấn khách hàng dự án

   Thu Hiền

Hỗ trợ trực tuyến

Mr. Khánh

Call: 0985.70.89.81

Tư vấn khách hàng cá nhân

   Mr. Khánh

Fanpage

Bản đồ

Thư viện ảnh

Thống kê truy cập

  • Số người online: : 381
  • Hôm nay: 40
  • Hôm qua: 1185
  • Trong tháng: 26575
  • Tổng: 1442967