Giống ổi không hạt

1 / 6
Giá bán: Liên hệ


Số lượng:
  • Giống ổi không hạt

  • Mã sản phẩm: Giống ổi không hạt
  • Trạng thái: Còn hàng

Giống Ổi không hạt có quả dài, da màu xanh sáng, thịt màu trắng ngà, chắc, giòn, thơm, vị chua ngọt, có hàm lượng Vitamin C cao, đặc biệt ổi đặc ruột không có hạt, nên tỷ lệ sử dụng khá cao


Ổi không hạt có quả dài, da màu xanh sáng, thịt màu trắng ngà, chắc, giòn, thơm, vị chua ngọt, có hàm lượng Vitamin C cao, đặc biệt ổi đặc ruột không có hạt, nên tỷ lệ sử dụng khá cao (đạt trên 98%, trong khi các giống ổi truyền thống của ta tỷ lệ này thường chỉ đạt 60-70%)

Liên hệ ngay để được giá tốt:

0985.70.89.81 - 0974.36.68.69

 

 Đặc Điểm Cây Giống Ổi Không Hạt
- Cây giống ổi không hạt  nhân bản bằng vô tính hình thức ghép cành hoặc chiết cảnh
- Cây giống ổi không hạt đủ tiêu chuẩn đem trồng là cây cao từ 30-40cm, cây ghép mắt ghép liền, cành ghép đã có lá mầm, lá lộc nẩy rõ. Chiều cao mắt ghép tối thiểu 15 cm. Chú ý khi trồng chỉ cần để từ 2-4 mắt mầm là tốt nhất.
- Cây giống ổi không hạt chiết có chiều cao từ 40-60cm
- Ngoài giống ổi không hạt hiện tại trung tâm cây giống học viện nông nghiệp còn cung cấp một số loại cây giống ổi khác như : Ổi tím, Ổi không hạt, Ổi ruột đỏ, Ổi găng Đông Dư, Ổi Tứ Quí, Ổi bốn mùa, Ổi Nữ Hoàng.....

Giống Ổi Không Hạt

1 Chuẩn bị  đất trồng ổi.

- Ổi là giống cây trồng không kén đất. Do đó nó có thể trồng được trên nhiều loại đất : đất phù sa,đất đồi, đất thịt trồng ruộng lâu năm . Tuy nhiên đất trồng tốt nhất là loại đất thịt giàu chất hữu cơ, đủ nước tưới thì cho năng suất cao, mẫu mã đẹp và phẩm chất tốt nhất. Độ pH đất ở mức 4.5 đến 8.2 là thích hợp cho ổi. Trong thực tế canh tác, trồng ổi không hạt ở ĐBSCL cho năng suất cao nhất so với các vùng trong cả nước. Ở một số hộ trồng ổi không hạt ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, năng suất đạt 35 - 50 tấn/ha/năm (diện tích sử dụng 60 - 70%); đó là mức không thấp hơn mô hình kiểu mẫu trồng ổi ở nước ngoài.

Các khu vườn chuyên trồng ổi không hạt ở ĐBSCL thành công đều bố trí liếp rộng 5 - 6 m, mương tưới tiêu nước chủ động, mực nước mương cách mặt liếp 0,5 m. Nếu là liếp đã trồng cây ăn trái cũ, các chủ vườn đào gốc cây, đảo đất và bồi mương sửa liếp trước khi trồng vườn ổi mới. Để đạt năng suất cao, nên trồng vườn độc canh. Bố trí hàng cách hàng 2,5 m, cây cách cây 2 m (sau khi trừ mương trồng khoảng 1.300 - 1.500 cây/ha). Cũng có thể trồng xen trong vườn trồng cây ăn trái khác trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, nhưng cần bố trí khoảng cách thích hợp cho ổi hứng đủ nắng và dinh dưỡng. Trồng quá dày, giai đoạn 2 - 3 năm đầu nhìn đẹp mắt nhưng sau đó khó chăm sóc, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp, trái nhỏ, chất lượng kém, giá bán thấp, khó cải thiện khi vườn xuống cấp. Tiến hành đắp mô rộng 50 – 60 cm, cao 20 - 30 cm so với mặt liếp để không bị úng gốc khi cây còn nhỏ cũng như thoát nhanh nước mưa, giúp ngừa tuyến trùng và nấm bệnh trên rễ. Vườn cây phát triển tốt, đồng đều sẽ cho năng suất cao.
oi-khong-hat
Cây Ổi Đài Loan

 

 2 Kinh nghiệm chọn giống ổi:

 Kinh nghiệm của các vườn ổi thành công cao trồng bằng cành chiết của dòng ổi không hạt có trái to (0,3 - 0,5 kg/trái), dạng trái thuôn dài, vỏ trái láng màu xanh sáng, thịt trái màu trắng ngà, chắc, giòn, vị chua ngọt. Toàn bộ cành chiết chọn trồng có cùng “tuổi”, đã được giâm trong bầu trên 3 tháng và có cùng chiều cao và số lá. Trường hợp cây giống không cùng tuổi, không cùng chiều cao phải phân loại và trồng riêng từng liếp.


3 Kinh nghiệm chăm sóc ổi:

Đào hố giữa mô, bón lót mỗi hố 10 kg phân hữu cơ đã hoai mục (15 tấn/ha), 0,5 kg phân lân (750 kg/ha), 0,2 kg vôi bột (300 kg/ha), trộn đều với đất giúp cho ổi phát triển nhanh. Đặt cây giống vào hố trồng, lấp đất ngang mặt bầu, lèn chặt. Cắm 1 - 3 cọc giữ cho cây giống đứng thẳng không bị gió lay gốc để cây bắt rễ nhanh. Nếu trồng vào mùa khô phải phủ rơm cỏ mục quanh gốc để giữ ẩm cho cây phát triển nhanh bộ rễ. Duy trì tưới thường xuyên ngày 2 lần cho tới khi cây đã ra được 2 đợt tược mới thì giảm xuống 1 lần/ngày.


 4 Qui trình bón phân:

 Ổi không hạt có sức phát triển rất nhanh, nếu bón phân tưới nước đầy đủ, hợp lý và làm tốt khâu bấm đọt sau ngày trồng 5 - 6 tháng có thể ra hoa, 8 - 9 tháng sau ngày trồng cho thu hái trái chiếng. Lượng phân bón tùy theo độ màu mỡ của đất vườn và tình trạng sinh trưởng của cây. Lời khuyên của các chuyên gia cây ăn quả quốc tế là: so với cam, một thứ cây đòi hỏi bón phân nhiều thì yêu cầu bón phân của ổi còn cao hơn để có năng suất cao và chất lượng tốt. Một số vườn ổi ở Long Hưng (Châu Thành, Tiền Giang), Vĩnh Cửu (Đồng Nai) bón nhiều phân gà công nghiệp kết hợp phân NPK, ổi cho trái nặng 500 - 700 g đều khắp cả vườn.

Mức phân bón, đã được phổ biến trong các hội thảo phân bón cho ổi không hạt ở ĐBSCL như sau:
 + Năm thứ nhất, 2 tháng một lần, tưới 150 g NPK 16-16-8/cây (225 kg/ha) và 70 g KCl/cây (105 kg/ha).
 + Năm thứ hai bón thúc cho cây vừa tạo tán vừa thu hoạch 2 – 3 tháng một lần. Mỗi lần bón hay tưới 400 g NPK 16-16-8/cây (600 kg/ha) 120 g urê (120 kg/ha), 150 g KCl/cây (225 kg/ha) và 20 kg phân chuồng/cây/năm, kết hợp bồi bùn.
 + Năm thứ ba trở đi, 3,5 – 4 tháng một lần bón phân sau thu hoạch và tỉa cành. Mỗi lần bón hay tưới 220 g NPK 16-16-8/cây (300 kg/ha) 120 g urê (120 kg/ha), 150 g KCl/cây (225 kg/ha) và 20 kg phân chuồng/cây/năm, kết hợp bồi bùn.

5 Tạo tán, tỉa cành, bấm đọt

Việc tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho trái, tán cây chỉ cao khoảng 1,4 - 1,5 m dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch. Sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những tược mới (cành cấp I) và để dài khoảng 0,8 - 1 m. Khi vỏ tược ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài tược để tạo tiền đề khung tán thấp cây sau này. Sau khi cắt đọt, mỗi cành cấp I bị cắt ấy sẽ đâm ra 2 tược mới ở nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược khác đâm ra mạnh mẽ. Chờ cho các cành cấp II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo tán. Tính từ gốc tược thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí trên 4 - 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt đất lên khoảng 1,2 m là vừa. Đợt ra tược thứ 3 (ra cành cấp III) sẽ tốn ít thời gian hơn và đợt tược này, ở vị trí nách cặp lá thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ ra 1 - 2 cặp nụ hoa. Tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 - 4 cành cấp I, 8 - 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng. Tiến hành bấm ngọn tược thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp trái ổi non đã đậu và tỉa các trái dư. Sau một thời gian ngắn ở nách các cặp lá cành cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới cho trái. Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí trên cặp trái nhỏ như đã làm ở trên.
 

6. Sâu bệnh và cách phòng trừ sâu bệnh cho ổi

1/ Rầy mềm (Aphis spp.).

Rầy đeo bám ở đọt non và mặt dưới lá, chích hút nhựa làm quắn đọt, chồi tăng trưởng kém, tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát triển.

Cách phòng trị: Biện pháp có hiệu quả cao là đặt bẫy. Dùng chất Methyl Eugenol (trích từ hương nhu đã được methyl hoá) đã được bán dưới dạng thuốc Vizupon (M. Eugenol + Naled) để bẫy ruồi.

2/ Rệp dính, rệp sáp, rệp phấn trắng Đeo trên thân, dọc theo gân chính ở mặt d­ới lá chích hút nhựa làm khô lá, giảm kích thước trái.

Cách phòng trị: Bi 58 40 EC, Suppracide 40 ND, Confidor 100 SL, Admire 50 EC nồng độ 0,1-0,2%. Nên kết hợp với chất dính ST 0,1%.

 3/ Ruồi đục trái (Dacus dorsalis). Thành trùng đẻ trứng bên trong trái, trứng nở thành giò ăn phá thịt trái và làm thối trái. Thành trùng dễ bị quyến rũ bởi chất chua ngọt nên có thể bẫy bắt bằng bã mồi. Thường xuất hiện trên ổi trong mùa m­a.

 Cách phòng trị: Biện pháp có hiệu quả cao là đặt bẫy. Dùng chất Methyl Eugenol (trích từ é tía, h­ơng nhu đã được methyl hóa) đã được bán d­ới dạng thuốc Vizupon (M. Eugenol + Naled) để bẫy ruồi. Hiệu quả cao nếu bẫy màu vàng. Tuy nhiên, hơn 95% ruồi vào bẫy chết là ruồi đực, trong lúc ruồi cái vẫn tiếp tục đẻ trứng ở các cây kế cận. ở Mỹ và Israel, M. Eugenol chỉ dùng để dự tính dự báo. Tránh kéo dài mùa thu hoạch ổi. Nhặt bỏ trái rụng, vệ sinh vườn hạn chế ruồi làm nhộng trong đất.

 4/ Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis). Sâu non ăn lá và ăn vào trái nơi đài hoa, đục phá làm rụng trái.

 Cách phòng trị: Chà bỏ đài hoa sớm hạn chế chỗ ẩn nấp của sâu. Phun thuốc sớm và định kỳ 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc nh­ Cymbus 5 EC, Karate 2,5 EC, Decis 2,5 EC, Fenbis 2,5 EC, Baythroid 5 SL nồng độ 0,1-0,2%, ng­ng tụ thuốc trước thu hoạch 15 ngày. Có thể dùng nylon bao ngoài trái (lớp trong là giấy báo) sau khi đã chà bỏ đài hoa để hạn chế sâu đục trái, trái có màu sắc đẹp hơn. Bọ xít hại trái (Helopeltis bakeri và H. collari). Cả hai loài đều có màu vàng hơi nâu và kích thước gần giống nhau. Thành trùng và ấu trùng chích hút chồi và trái non làm chết cành và rụng trái. Cách phòng trị: Phun các loại thuốc giốn nh­ sâu đục trái.

 5/ Sâu đục cành (Zeuzera coffeae). Sâu non có màu hồng, đục vào bên trong cành nhất là những cành mọc thẳng đứng, đùn phân và mạt gỗ ra ngoài, thường gặp một sâu phá hại một cành. Sâu làm nhộng bên trong cành. Cành bị chết khô và gãy.

 Cách phòng trị: Tiêm các loại thuốc trừ sâu hay nhét thuốc hạt trộn với cát vào lỗ đục.

 6/ Bệnh thán th­ư (anthracnose, do Gloesporium psidii và Glomerella psidii). Nấm tấn công trên cành, lá, hoa và trái. Triệu chứng bệnh thay đổi tùy điều kiện môi trường. Triệu chứng trên trái thường dễ gặp, nhất là vào mùa m­a. Bệnh làm thành những chấm nhỏ, màu hồng trên trái ch­a chín, mầm bệnh tồn tại ở trạng thái ngủ suốt trong thời gian trái phát triển và bắt đầu lan rộng thành những đốm tròn, màu nâu đen khi trái chín, trung tâm vết bệnh còn nổi rõ những hạch cứng, trái bệnh nhỏ, cứng, khô và dễ rụng. Triệu chứng chết đọt cũng thường xảy ra. Chồi và lá non có thể bị nấm tấn công, chồi ngọn trở nên hơi tím, sau đó thành nâu đen, khô giòn và dễ gãy.

 Cách phòng trị: Phun Dithane M-45 (Mancozeb 80 WP, Pencozeb 80 WP, Manzate 80 WP), Bayfidan 25 EC, Antracol 70 WP, Ridomil 72 WP nồng độ 0,1-0,2%.

 7/ Bệnh đốm lá. Do nấm Cercospora psidii gây ra. Nấm gây những đốm bệnh tròn, tâm màu nâu nhạt, chung quanh màu nâu đậm. Bệnh làm giảm diện tích lá xanh và làm rụng lá.

 Cách phòng trị: Phun Copper-B 65 BHN, Mancozeb 80 WP, Score 250 EC nồng độ 0,1-0,2%.

 8/ Bệnh đốm rong. Do rong Cephaleuros mycoides hay C. virescens phát triển và gây bệnh trên lá, trái vào mùa có ẩm độ cao. Các đốm rong thường nhỏ hơn đốm do nấm Cercospora gây ra và có màu từ xanh đậm đến nâu hay đen. Phân tích lá bệnh thấy lượng đường glucose và sucrose giảm trong khi hàm lượng đường fructose tăng. Ngoài ra lượng tinh bột, cellulose và pectin trong tế bào lá bệnh cũng cao hơn. Rong gây ra sự giảm hàm lượng protein, acid amin và đạm amid trong lá ổi trong khi đó lượng đạm nitrat gia tăng. Nh­ vậy rong phân giải các chất dinh dưỡng trong tế bào lá.

Cách phòng trị: Quét vôi lên gốc để phòng bệnh. Phun các loại thuốc gốc đồng nh­ Copper Zinc 62 BHN, Copper-B 65 BHN nồng độ 0,2-0,3%; Ridomil 72 WP nồng độ 0,1-0,2%. Cắt tỉa cành tạo điều kiện thoáng khí cũng giảm được bệnh.
Oi-khong-hat

 

Bao trái, thu hoạch, bảo quản

Trong tình trạng ruồi đục quả nhiều như hiện nay, khi trái ổi to bằng trứng cút thì tiến hành phun thuốc ngừa sâu bệnh và bao trái ngay sau đó. Dùng bao nylon trắng đục lỗ nhỏ thoát hơi nước bao trái để ngăn chặn ruồi đục quả gây hại. Khoảng 75 ± 5 ngày sau khi hoa nở có thể thu hoạch trái. Kết hợp bón phân tưới nước theo đợt 3 tháng một lần thì ổi cho thu hoạch rộ trong nửa tháng. Thu hoạch tập trung là điều khác biệt so với cách trồng ổi truyền thống. Với cách làm vườn nêu trên, vườn ổi có điều kiện phát tán nhanh, hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau đợt thu hái trái, sản lượng thu hoạch cao tập trung, bán được giá.


Hướng dẫn vận chuyển:

- Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi   qua xe khách, xe tải đi qua nhà quý khách.

- Cây giống được đóng trong sọt hoặc bao bì để vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.

 Hướng dẫn thanh toán:

- Quý khách đến thăm quan, mua cây tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.

- Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua tài khoản ngân hàng

Chủ tài khoản: Tạ Thị Thu Hiền

Số tài khoản: 3120205800696

Ngân Hàng Nông Nghiệp Agribank Chi Nhánh Gia Lâm

Cam kết chất lượng:

- Đảm bảo chất lượng cây giống cung cấp.

- Hỗ trợ chi phí vận chuyển khi mua số lượng lớn.

- Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi được thu hoạch.


#giốngổi, #ổikhônghạt, #giốngổikhônghạt
Nhà khách công vụ, học viện nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, HN
0985.70.89.81 – 0974.36.68.69   
http://giongcay.net
https://www.facebook.com/giongcay.net

Tags:  Giống ổi không hạt, cung cấp giống ổi không hạt, phân phối giống ổi không hạt, Giống ổi không hạt giá rẻ, Giống ổi không hạt giá tốt, bảng báo giá giống ổi không hạt, mua giống ổi không hạt ở đâu, cách chọn giống ổi không hạt, cách trồng giống ổi không hạt, phòng bệnh giống ổi không hạt….

 

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến

Thu Hiền

Call: 0974.36.68.69

Tư vấn khách hàng dự án

   Thu Hiền

Hỗ trợ trực tuyến

Mr. Khánh

Call: 0985.70.89.81

Tư vấn khách hàng cá nhân

   Mr. Khánh

Fanpage

Bản đồ

Thư viện ảnh

Thống kê truy cập

  • Số người online: : 37
  • Hôm nay: 291
  • Hôm qua: 983
  • Trong tháng: 28865
  • Tổng: 1445257