Giới thiệu về Cây giống Đào Phai
Cây giống đào phai GL2-2 có nhiều ưu điểm hơn so với giống đào địa phương ĐP2 đang được trồng phổ biến hiện nay. Dòng GL2-2 có số cánh hoa dày, đường kính đóa hoa lớn, tỷ lệ hoa nở trên cành và độ bền cành hoa tự nhiên đều khá ổn định và lớn hơn hơn so với đối chứng ĐP2.
Đặc biệt, dòng đào phai GL2-2 phù hợp nhất với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng ở Hà Nội và Hải Dương.
Có thể trồng nhiều vụ trong năm, nhưng thời vụ chính để trồng đào là vào mùa xuân (tháng 2- 3) và mùa thu (cuối tháng 9 – đầu tháng 10); – Mật độ và khoảng cách: thông thường trồng với khoảng cách 1m x 1m;
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây đào phai hiệu quả:
1. Chuẩn bị đất trồng hoa đào
-
Hoa đào là cây chịu hạn tốt nhưng chiu úng kém nên khi chuẩn bị đất trồng hoa đào ta cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao 25-30cm, rộng 70cm, có tạo rãnh thoát nước.
-
Bón lót phân chuồng với lượng 2-3 kg /hốc trồng hay phân đầu trâu với lượng 1-2 kg/cây.
-
Đất trồng đào tốt nhất là đất thịt, hoặc đất thịt pha cát nhẹ có độ pH từ 5,6 – 6,5
2. Chuẩn bị giống trồng hoa đào:
-
Giống đào phai đươc chọn đem đi trồng phải đảm bảo các tiêu chí như sau: cây giống ghép, mắt ghép đã liền, mầm ghép mắt cao từ 10-15 cm, cây đào được đặt trong bầu đất đã có rễ đâm xuyên bầu.
-
Cây giống đào đem trồng tốt nhất là cây giống được từ 1,5-2 tháng tuổi tính từ khi ghép mắt.
3. Chăm sóc hoa đào, tạo tán , tạo thế
-
Thời vụ trồng : Hoa đào tốt nhất là từ tháng 2-tháng 3 âm lịch đối với miền bắc,
-
Bón phân cho đào: sau khi trồng cần bón phân đinh kì 3 tháng / lần. Liều lượng bón mỗi lần từ 0,2-0,3 kg NPK. Tháng 8 ,9 cần tưới bón nhiều để thúc cho cây nẩy nhiều hoa và to hơn. Hoa Đào ưa phân bắc đã ủ kỹ hoặc ngâm ngấu , nước tiểu , đạm ure.
-
Để kích thích cho đào nở hoa, ta tiến hành khoanh vỏ và tuốt lá cây trước tết từ 1- 1, 5 tháng. Thời điểm tiến hành phụ thuộc theo thời tiết từng năm. Với năm thời tiết ấm có thể tiến hành muộn hơn và ngược lại để căn đào nở đúng tết
4. Làm đất và đào hố trồng cây đào phai
Trước khi trồng đào cần lưu ý chon những nơi không bị ngập úng, đât phải tơi xốp, thoát nước. khi trồng cần phải lên luống cao khoảng 30cm, rộng từ 60 – 70 cm. Loại đất để trồng đào tốt nhất là đất thịt hoạc đất thịt pha cát, độ pH từ 5,5 – 6,5 – Tưới nước: áp dụng tưới mặt kết hợp với tưới rãnh;
5. Phân bón lót
– Bón phân: Mỗi 1 ha Đào cần bón lượng phân chuồng hữu cơ từ 25 – 30 tấn, 200 – 250 kg đạm, 400 kg lân và 400 kg kali, chia ra các lần bón sau: + Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng lân +1/3 lượng ka li.
Chú ý: Lúc trồng lấp đất bằng mặt bầu, nện đất xung quanh cho chặt, tưới nước đẫm.Chú ý lúc mới trồng thì ngày nên tưới 2 lần và chú ý độ ẩm tới khi cây lên lộc non.
6. Phòng trừ sâu bệnh trên cây đào
Các loại sâu hại chính là: rệp, nhện đỏ… Có thể dùng Carate 2,5EC, Supracide 40ND, Ortus 5 SC, Pegasus…
Các loại bệnh thường gặp là: đốm đen, phấn trắng, gỉ sắt, thán thư, đốm mắt cua, chảy gôm… Có thể dùng một số thuốc hoá học như Score 250ND, Zineb 80WP, Anvil 5EC, Peroxin 02 – 0,4%, Bayfidan 259 EC, Aliette 80WP,…
Giongcay.net – Đơn vị bán đào giống uy tín và chất lượng cao. Giá thành cạnh tranh trên thị trường cây giống Việt Nam. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhân tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!